Chiều 20/5, trong khuôn khổ Liên hoan Nghệ thuật sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng lần thứ nhất – 2024 tại Hải Phòng đã diễn ra tọa đàm Phát triển sân khấu dành cho thiếu nhi.

Chia sẻ tại sự kiện, NSND Trung Hiếu – Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội – cho biết, ngoài loại hình múa rối nước mang nội dung và hình thức đậm bản sắc dân tộc, được nhiều người biết đến đông đảo, thì những loại hình nghệ thuật sân khấu khác chưa được biết đến nhiều, đặc biệt là sân khấu kịch nói với chủ đề mang màu sắc Việt Nam.

Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội nêu thực trạng, các đơn vị sân khấu hiện nay đều gặp vấn đề nan giải là khan hiếm kịch bản hay nên không có nhiều vở diễn dành cho thiếu nhi.

“Các tác phẩm sân khấu được dàn dựng thường được lấy cảm hứng từ hình tượng nhân vật hoặc cốt truyện nước ngoài, chính vì thế, các đơn vị nghệ thuật có sự lựa chọn về nội dung và cảm hứng các tác phẩm liên quan đến văn học, giải trí, nội dung và hình tượng nhân vật nước ngoài nhiều.

Các bạn thiếu nhi yêu thích các nhân vật nước ngoài, biết những câu chuyện cổ tích nước ngoài, hơn là những câu chuyện và vở diễn có nội dung về văn hóa Việt Nam. Đó là điều đáng suy nghĩ và cần tìm phương án giải quyết”, nam nghệ sĩ trăn trở.

Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội cho biết thêm, việc đưa công tác giảng dạy và giáo dục Nghệ thuật vào trường học càng sớm sẽ càng tạo điều kiện và nguồn lực thuận lợi cho sự phát triển nghệ thuật. Vì thế, Nhà hát Kịch Hà Nội đã triển khai Đề án Sân khấu kịch học đường, thu hút nhiều khán giả nhỏ tuổi tới rạp thưởng thức. Ông Hiếu hy vọng,đề án này sẽ được lan tỏa rộng rãi, mang đến lợi ích cho thế hệ trẻ.

NSND Nguyễn Tiến Dũng – Giám đốc Nhà hát Múa rối Việt Nam – bày tỏ, bên cạnh kịch nói, múa rối, xiếc… là những đơn vị có nhiều tác phẩm cho thiếu nhi thì ở liên hoan này, anh cũng thấy một số vở diễn ở sân khấu truyền thống như chèo cũng có những vở diễn rất hay.

“Nhìn các em nhỏ đón nhận ra sao, chúng ta sẽ thấy mình đã đi đúng đường chưa. Tôi nghĩrằng, lần sau nếu tổ chức liên hoan sân khấu dành cho thiếu niên, nhi đồng thì cũng nên chia ra các lứa tuổi, đừng cứ nói dành cho thiếu nhi chung chung. Mỗi lứa tuổi cũng có cách nhận thức khác nhauFrom: web game casino. Nếu chúng ta thay đổi tư duy sẽ góp phần đào tạo thế hệ trẻ, xây dựng nhân cách cho các em từ những vở kịch hay, hấp dẫn”, NSND Tiến Dũng chia sẻ.

NSND Nguyễn Hoàng Tuấn – Chủ tịch Hội Sân khấu Hà Nội – thì nhận định, hiện nay khoảng 10 người viết kịch thì chỉ có một đến hai người viết về đề tài thiếu nhi. Nhiều người không dám dấn thân vào “lãnh địa” này bởi viết cho thiếu nhi rất đặc biệt. Nếu không hiểu được tâm tư tình cảm của thiếu nhi thì không thể viết được ngôn ngữ của trẻ thơ. Người cầm bút viết về đề tài thiếu nhi phải thực sự hòa mình cùng đời sống của trẻ thì khi đó tác phẩm văn học hay sân khấu mới được sự đón nhận từ trẻ thơ.

“Ở mỗi loại hình sân khấu, đề tài thiếu nhi sẽ có những lợi thế khác nhau và màu sắc khác nhau. Nhưng bất kể loại hình sân khấu nào thì đề tài thiếu nhi cũng cần được quan tâm và đầu tư hơn nữa để lấp đi khoảng trống mà bấy lâu nay sân khấu ít quan tâm nhất, trừ các loại hình nghệ thuật đặc thù như múa rối, xiếc…

Muốn thực hiện triệt để chiến lược bảo tồn và phát triển sân khấu lâu dài và bền vững thì đầu tư sân khấu vào đề tài thiếu nhi chính là việc làm phát triển từ cái gốc của nền sân khấu nước nhà”, ông Nguyễn Hoàng Tuấn nhấn mạnh.

NSƯT Cao Ngọc Ánh, Phó Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ cho biết, có những khán giả nhỏ tuổi củaNhà hát từ nhiều chục năm trước nay trở thành phụ huynh, tiếp tục đưa con em đến đây thưởng thức nghệ thuậtFrom: web game casino. Đây là niềm tự hào và cũng là trách nhiệm, thách thức của những nghệ sĩ làm sân khấu thiếu nhi hiện nay.

Theo bà Cao Ngọc Ánh, Nhà hát Tuổi trẻ đã tổ chức cuộc thi sáng tác kịch bản sân khấu dành cho thiếu nhi để tạo nguồn kịch bản mới. Bên cạnh đó, đội ngũ sáng tạo như biên kịch, đạo diễn, nhạc sĩ… của nhà hát luôn học hỏi, cập nhật những yếu tố mới, hiện đại trên thế giới để tăng tính hấp dẫn cho tác phẩm.

Là đơn vị sân khấu xã hội hóa nổi bật của Hà Nội trong phục vụ đối tượng thiếu niên, nhi đồng với hàng nghìn buổi diễn “cháy vé”, NSND Lệ Ngọc – người sáng lập Sân khấu Lệ Ngọc – chia sẻ: “Chúng tôi làm sân khấu xã hội hóa nên rất quan tâm đầu ra cho tác phẩm. Mỗi lần dựng tác phẩm mới, luôn phải suy nghĩ, nghiên cứu, tính toán và thực hiện thật chỉn chu thì mới có thể đưa các em nhỏ đến với sân khấu nhiều nhất.

Đại diện cho thế hệ trẻ đến với tọa đàm, em Nguyễn Như Khôi, Đại sứ trẻ em Việt Nam – Ủy viên Ban Chấp hành Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, hiện đang là học sinh lớp 12, Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) – tiết lộ, bản thân em đã tham gia các vở diễn sân khấu dành cho thiếu niên, nhi đồng của Nhà hát Tuổi trẻ, Sân khấu Lệ Ngọc.

Theo em, các bạn thích xem những hình thức nghệ thuật mới, nên sân khấu muốn thu hút cần đẹp, hiện đại. Nội dung tác phẩm phải dễ hiểu, đem lại tiếng cười. Đặc biệt, khi dàn dựng và biểu diễn, các đơn vị nghệ thuật cần phân hóa nội dung theo lứa tuổi.

“Sân khấu nói chung đang ít kiên nhẫn với khán giả thiếu nhi. Em mong muốn sân khấu truyền thống tiếp cận với thế hệ trẻ nhiều hơn. Làm sao để qua ánh đèn sân khấu, chúng em được hiểu hơn, yêu hơn nghệ thuật dân tộc”, Như Khôi bày tỏ.

Trăn trở của NSND Trung Hiếu, Lệ Ngọc về sân khấu dành cho thiếu nhi

admin